Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Nhieu tieu cuc trong quan ly ki ot o Ha Noi

Theo phản ánh của một số hộ dân đang kinh doanh tại các kiốt dịch vụ khu tái định cư CT1, X2, khu đô thị Linh Đàm, (Q. Hoàng Mai, Hà Nội), có một số đơn vị, cá nhân mạo nhận là người của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội đứng ra bán diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà tái định cư ở đây. (Nguoiduatin.vn) - Vừa qua, UBND TP.Cần Thơ đã thông qua đề án quy hoạch chi tiết 1/500 Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Cồn Khương do Công ty Cổ phần Thương mại Kinh Thành làm chủ đầu tư. Ở Đắk Nông hiện có hàng chục ngôi chợ xây theo Chương trình 135 đang bị bỏ hoang. Tuy nhiên, bỏ ra hàng chục tỷ đồng để xây chợ nhưng không có ai đến đây mua bán. Đây là sự lãng phí cần khắc phục.

Qua xác minh thực tế từ nhiều kênh thông tin được biết, giá kiốt được rao bán rộng rãi ở đây dao động từ 480 triệu đến 600 triệu đồng/ 1 ki ốt tùy vào diện tích sử dụng. Giá cho thuê ở đây cũng được người kinh doanh công khai giao dịch từ 6 đến 7 triệu đồng 1 tháng/ 1 kiốt.

Một hợp đồng đặt cọc mua bán kiốt tại khu tái định cư Linh Đàm.

Nhiều người dân kinh doanh cung cấp những hợp đồng mua bán ki ốt viết tay có giá trị kinh tế lên đến 500, 600 triệu đồng/1 kiốt.Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội, đơn vị trực tiếp quản lý các tòa nhà tái định cư trên địa bàn TP Hà Nội, hiện toàn bộ phần diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà tái định cư CT1, X2 Linh Đàm có diện tích khoảng 150 m2, bao gồm 4 kiốt dịch vụ đang được Công ty tạm bàn giao cho công ty TNHH Dịch vụ Giải trí Trường Giang thuê để kinh doanh dịch vụ ăn uống, với mức giá quy định của thành phố là 55.000 đồng/ m2. Tuy nhiên người có trách nhiệm từ chối cung cấp những văn bản pháp lý thể hiện việc đã được thành phố Hà Nội chấp thuận cho phép sử dụng cho thuê.

Ông Vũ ngọc Đạm, trưởng phòng phát triển nhà của Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: "Việc công ty TNHH, MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội cho thuê phần diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà CT1 X2 Linh Đàm là chưa được sự chấp thuận của các cấp có thẩm quyền. Tại thời điểm này, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội mới chỉ có Tờ trình số 1276 CTQLVPTN, XNQLDV đề xuất cho các đơn vị thuê nhưng vẫn chưa được Sở Xây dựng đồng ý và chưa có sự chấp thuận của thành phố Hà Nội. Việc một số đơn vị cá nhân tự ý giao bán, cho thuê lại phần diện tích trên là vi phạm pháp luật". Ông Đạm cũng cho biết tới đây Thanh tra Sở Xây dựng sẽ thanh tra lại toàn bộ các khu tái định cư, để chấn chỉnh lại việc này...".

Và trên thực tế, không chỉ ở riêng khu tái định cư CT1 X2 Linh Đàm, việc giao dịch, mua bán các kiốt dịch vụ tại các khu nhà tái định cư khác cũng đang diễn ra hết sức công khai, phức tạp và có nhiều dấu hiệu tiêu cực. Chỉ tính về giá cho thuê phần diện tích kinh doanh dịch vụ đã có sự chênh lệch lớn giữa giá quy định của thành phố và giá thực tế của người sử dụng thực sự phải bỏ tiền ra thuê (55000 đồng m2 là giá của thành phố, và khoảng 200 nghìn đồng /m2 là giá thực tế tại khu đô thị Linh Đàm). Chính vì sự chênh lệch này đã phát sinh việc giao dịch mua bán quyền được thuê kiốt.

Nhiều người đang có nhu cầu thuê thực tế đang bức xúc đặt ra câu hỏi, nếu không có tiêu cực trong việc cho thuê phần diện tích dịch vụ này thì tại sao cơ quan quản lý không tổ chức đấu giá, không thông báo công khai rộng rãi để những người có nhu cầu thực sự được thuê và sử dụng hiệu quả, tránh việc phát sinh mua bán cho thuê lại trái phép. Và một câu hỏi nữa được dư luận hết sức quan tâm là những khoản tiền chênh lệch lớn từ việc cho thuê lại các ki ốt dịch vụ này sẽ vào túi ai?

Văn Muôn (theo báo Thời đại )


Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Cồn Khương (hay còn có tên gọi là Khu du lịch sinh thái Kinh Thành) tọa lạc tại Cồn Khương, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ với diện tích quy hoạch khoảng 20,26ha, bao gồm các khu chức năng chính như: Khu trung tâm dịch vụ, Khu biệt thự nhà vườn, Khu văn hóa, vui chơi, giải trí,…

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Thương mại Kinh Thành làm chủ đầu tư .

Đại diện chủ đầu tư Công ty Kinh Thành cho biết, sau khi hoàn tất thủ tục đầu tư, công ty sẽ xúc tiến xây dựng hạ tầng để khai thác giai đoạn 1 của dự án trong năm 2014.

Thanh Trúc



Từ khóa liên quan

Địa danh trong nước
  • Cư Jút
  • Đăk Nông
  • Tân Bình
  • Quốc lộ 14C
Danh từ
  • nông sản
  • rác thải
  • nguồn vốn
  • chợ đầu mối
  • người dân
Động từ
  • lãng phí
  • buôn bán
  • xây dựng
  • xuống cấp
Từ chuyên môn
  • tổng vốn đầu tư
  • vốn đầu tư

Tin đọc nhiều

  • Sáng kiến "cầu vượt rẽ trái" sẽ giảm ùn tắc? - VnMedia 642 lượt đọc
  • Hà Nội: Cấp giấy phép trông xe để mở nhà xưởng, nhà... - Infonet 592 lượt đọc
  • 8 quốc gia nhỏ nhất thế giới - VietnamNet 470 lượt đọc
  • Biệt thự nghỉ dưỡng - dịch vụ mới của Furama Đà Nẵng - Nhịp Cầu Đầu Tư 413 lượt đọc
  • Cập nhật tiến độ 3 dự án "hot" tại khu vực phía... - Dothi.net 405 lượt đọc
  • Đề nghị đình chỉ dự án Lancaster Hà Nội - LandToday 372 lượt đọc
  • Lao đao vì… "công trình lạ đời"! - CAND Portal 322 lượt đọc
  • Trung Quốc xây thành phố sinh thái lớn nhất thế giới - Gafin.vn 311 lượt đọc
  • Hà Nội sẽ có thêm nhiều cầu vượt lắp ghép - Báo Đất Việt 265 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Khởi công giai đoạn 2 Khu nhà ở công nhân tại KCN Tiên Sơn - VIR
  • Hàng loạt cây xanh gãy, đổ vì mưa lớn - ANTĐ
  • Dân chặn xe thi công gây ô nhiễm - Tuổi Trẻ
  • Quận 5 (TP. Hồ Chí Minh): Phát huy vai trò dân giám sát - Đại Đoàn Kết
  • Thanh tra dự án thủy điện ở miền Trung, Tây Nguyên - VietnamNet

Các bài khác

  • Đã thông qua đề án Khu du lịch sinh thái Cồn Khương - Nguoiduatin.vn
  • Dân quyết giữ đất, DN "cãi" tỉnh - Báo Nông nghiệp VN
  • Người nhện giữa Thủ đô - Tiền Phong
  • Đừng mắc bệnh thích hoành tráng - Tiền Phong
  • Tiếp bài Quán nhậu xâm hại Quảng trường: Dự án đè dự án - Giadinh.net

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Xử Nữ (23/08-22/09)

Một cuộc nói chuyện thú vị với người bạn mới quen khiến ngày mới của Xử Nữ thêm sắc hồng. Tất cả chỉ là khởi đầu, không thể nói trước được là mối quan hệ này tiến triển đến đâu, nhưng trước mắt cứ thoải mái là chính mình đi đã.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Lãng phí tiền tỷ

Chợ đầu mối nông sản Nam Dong (ở thôn Tân Bình, xã Nam Dong, huyện Cư Jút) được xây dựng trên diện tích đất 3,7ha, có tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 5 tỷ đồng, hoàn thành từ tháng 4-2008. Nhưng từ đó đến nay chợ này chưa có phiên họp nào đúng nghĩa và người dân trên địa bàn không vào đây mua bán, trao đổi nông sản. Trong khuôn viên chợ, cỏ mọc um tùm, nhà cửa xuống cấp, rác thải khắp nơi. Cổng chợ không có tên chợ mà chỉ có tên Công ty TNHH Hùng Phát.

Ông Trần Kế Duy, trưởng thôn Tân Bình, bức xúc: "Việc quản lý và khai thác chợ đầu mối nông sản Nam Dong hiện nay của Công ty TNHH Hùng Phát rất lỏng lẻo, vì thế chợ trở thành nơi vứt rác thải, chăn thả trâu bò. Vào ban đêm đây còn là nơi tụ tập hút chích ma túy. Từ năm 2009 đến nay, thôn Tân Bình đã nhiều lần kiến nghị với huyện và tỉnh tổ chức lại việc khai thác chợ sao cho hiệu quả nhưng vẫn chưa đến đâu".

Nhưng ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư Jút, lại nói rằng: "Đây là chợ kinh doanh chuyên biệt một số ngành hàng nông, lâm sản có đặc thù và tính chất riêng, hoạt động theo mùa vụ nên hoạt động kinh doanh không diễn ra nhộn nhịp như các chợ thông thường. Tính đến tháng 3-2012, huyện đã cho 5 doanh nghiệp thuê kho, bãi thu mua nông sản và nộp ngân sách 500 triệu đồng".

Chợ nông sản Nam Dong không có bảng tên

Rất nhiều chợ khác ở Đắk Nông cũng trong tình cảnh như thế. Vào giữa năm 2008, chợ liên xã Đắc Hòa - Đắc Môn (ở huyện Đắc Song) vốn đầu tư hơn 600 triệu đồng (từ nguồn vốn Chương trình 135) được xây xong và đưa vào sử dụng. Nhưng chỉ được vài tháng, người dân không còn vào chợ buôn bán nữa và nó bị bỏ hoang cho đến nay.
Trong khi đó, cách chợ này chừng 200m (ở ngã ba nằm trên quốc lộ 14C) người ta lại lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán. Còn chợ trung tâm xã Trường Xuân (huyện Đắc Song) được đầu tư 730 triệu đồng (từ nguồn vốn Chương trình 135), đưa vào sử dụng năm 2010 nhưng nay chợ không còn hoạt động và bắt đầu xuống cấp.

Ngoài ra, có nhiều chợ khác như: Chợ Đắc Ru, chợ Nhân Đạo (huyện Đắc R'lấp), chợ Quảng Sơn (huyện Đắk G'long), chợ Cư K'nia (huyện Cư Jút), chợ Thuận Hạnh (Đắk Song)… cũng không hoạt động và bị bỏ hoang một cách lãng phí.

Phong trào xây chợ

Sở Công thương Đắc Nông cho biết: Toàn tỉnh hiện có khoảng 12 chợ được đầu tư, xây dựng từ ngân sách nhà nước chưa được khai thác, sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.

Theo sở này, việc nhiều chợ trong tỉnh hiện không phát huy hiệu quả là do thiếu tính toán kỹ lưỡng trong việc quy hoạch vị trí xây dựng và kết cấu chợ thường sơ sài nên không thu hút được người dân vào mua bán. Những ngôi chợ đang bị bỏ hoang thường ở những vị trí không thuận tiện cho việc kinh doanh, buôn bán của người dân như: xa khu dân cư, khuất tầm nhìn, mặt bằng hẹp…

Trước khi xây dựng chợ, hầu như các địa phương đều không tham khảo, lấy ý kiến của người dân. Ngoài ra, do nguồn vốn đầu tư có phần hạn hẹp, các địa phương lại không bố trí thêm kinh phí nên hầu hết chợ đều được xây dựng theo một kết cấu vừa nhỏ hẹp vừa sơ sài, không tạo được không gian buôn bán thuận lợi.

Theo ông Hoàng Phú, Chủ tịch UBND huyện Cư Jút, việc xây dựng chợ nông thôn của Chương trình 135 đang chạy theo phong trào với mục tiêu xã nào cũng phải có chợ. Một số địa phương chạy theo thành tích trong việc xây dựng chợ mà không hề quan tâm có hoạt động hiệu quả hay không. Vì thế, vừa lãng phí vốn nhà nước vừa không cải thiện được đời sống ở những nơi này.

Có lẽ, đã đến lúc tỉnh Đắc Nông cần phải rà soát lại việc xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn để tránh lãng phí tiền của nhà nước như vậy.

CÔNG HOAN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét