Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Suc song moi tren vung bien gioi

Cùng với các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 969 - Giang Thành và mấy nông dân đang sở hữu những mảnh ruộng sát đường biên giới với nước bạn Cam-pu-chia, chúng tôi ra thăm cột mốc chủ quyền 302. Trên suốt đường đi hương lúa chín luôn phản phất. Cả cánh đồng bao la, rộng lớn một mầu vàng của lúa chín. Tiếng xình xịch của chiếc máy gặt đập liên hợp hòa cùng tiếng nói, tiếng cười của những nông dân làm đồng rộn rã. Sức sống mới đang tràn về trên vùng biên giới, nơi mà chỉ vài tháng trước lũ dữ đã nhấn chìm hàng nghìn căn nhà, hàng nghìn ha lúa, hoa màu, cây trái, mặt nước nuôi trồng thủy sản. Nâng cấp đường, nhà dân bị ngập. "Công trình nâng cấp tuyến đường số 22 thuộc phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân (TP.HCM) đã làm mặt đường cao hơn nhiều so với tuyến hẻm. Thêm 1 cách trồng cây hay ho cho teen nhà mình nhé!

Suc song moi tren vung bien gioi

Giang Thành là một huyện mới được chia tách từ huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên có năm xã với những cái tên nổi tiếng như: Phú Mỹ, Phú Lợi, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Tân Khánh Hòa. Vùng đất này thiếu thốn đủ thứ và khó khăn vào bậc nhất của tỉnh Kiên Giang, với nguồn kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp. Do nằm trong vùng trũng của tứ giác Long Xuyên và giáp với biển Tây nên chỉ hơn 10 năm trước, phần lớn diện tích đất ở đây hoang hóa vì độ phèn cao, độ mặn lớn, thiếu nguồn nước cho nên không thể trồng lúa và hoa màu. Người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời quần quật suốt năm nhưng không đủ cái ăn, cái mặc sống trong những căn nhà vách lá giữa đồng khô cỏ cháy. Những năm gần đây, nhờ hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng từng bước được hoàn chỉnh cho nên hằng năm, diện tích đất đưa vào sản xuất tăng vọt. Mỗi năm đến hẹn nước lại lên, bờ bao chưa vững chắc cũng gây nên những tổn hại về tài sản và ảnh hưởng lớn cuộc sống của người dân, nhưng bù lại nước lũ cũng đem lượng lớn phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng. Trung úy Nguyễn Hồng Hải cho biết: "Trước đây do tập quán sản xuất lạc hậu, bà con còn ít kinh nghiệm trong canh tác lúa, hơn nữa thủy lợi nội đồng kém, phân bón, thuốc trừ sâu hạn chế cho nên vụ mùa thất bát. Gần đây, ngoài chuyện lũ mang phù sa, bà con còn đẩy mạnh công tác tiêu mặn, xả phèn cho nên nhiều vụ lúa trúng lớn, mỗi công ít nhất cũng từ 43 đến 47 giạ lúa khô".

Chúng tôi dừng lại bên khu ruộng hơn bốn ha của gia đình anh Nguyễn Thanh Tân, gần cột mốc chủ quyền 302. Anh Tân cho biết, đây là số đất do cha mẹ để lại. Những năm trước, cánh đồng thường bỏ hoang một nửa, do không có kênh thủy lợi xả chua, rửa mặn. Cuộc sống của gia đình anh cũng rất vất vả, năm nào đến giáp hạt cũng thiếu hụt. Từ năm 2004 trở lại đây, hệ thống tưới tiêu, kênh mương đã dẫn nước vào sâu trong những cánh đồng, cho nên diện tích đất của gia đình anh đã đưa vào canh tác hết. Năm nào vụ đông xuân anh cũng trúng lớn, còn vụ hè thu đủ ăn. Cuộc sống gia đình được cải thiện, không còn vất vả cảnh chạy ngược, chạy xuôi cày thuê cuốc mướn lo cái ăn, cái mặc. Mấy năm qua, gia đình còn đăng ký với Bộ đội Biên phòng nhận tự quản đoạn biên giới dài hơn một km cặp phần đất ruộng của gia đình. Đến tham quan mô hình làm lúa giống năng suất cao của gia đình anh Huỳnh Văn Lượng, vừa đến nơi anh Lượng nói ngay: "Đây là năm công đất tốt, gia đình tôi dành làm lúa giống. Ơn trời, năm nay lúa trúng, cầm chắc 45 giạ lúa khô/công". Niềm vui của gia đình bác Huỳnh Văn Tỷ cũng không kém anh Tân, anh Lượng. Bác Tỷ bộc bạch: "Ông bà để lại cho mấy anh em tôi hơn trăm công ruộng, riêng tôi có 20 công đất tốt. Vụ đông xuân này, tôi thu hoạch ăn chắc khoảng 800 giạ lúa. Nếu giá lúa cao tôi bán tại ruộng, còn thấp dưới 4.500 đồng/kg, tôi để lại chờ giá. Vừa rồi không có lúa bán, ăn Tết hẻo quá! Đợt này bán lúa làm tiệc cho sắp nhỏ ăn uống hả hê bù lại!".

Chủ tịch UBND xã Tân Khánh Hòa Nguyễn Phú Thuận cho biết, vụ lúa này được sự giúp sức của các đơn vị bộ đội, các cơ quan chuyên môn, cùng với việc nhà nông đẩy mạnh áp dụng khoa học, kỹ thuật vào đồng ruộng, cho nên tất cả diện tích lúa trong vùng chín đều, chắc hạt, bình quân mỗi công đất thu hoạch hơn 40 giạ lúa khô. "Khoảng 20 ngày nữa, toàn bộ diện tích lúa trong huyện sẽ được thu hoạch xong, với thời tiết thuận lợi như hiện nay, bà con yên tâm trong việc phơi và bán lúa". Cũng theo đồng chí Nguyễn Phú Thuận, lúc nông dân khu vực giáp biên mới bắt đầu canh tác lúa hai vụ, sạ đồng loạt, cho nên đến kỳ thu hoạch gặp nhiều khó khăn về nhân công, phơi, vận chuyển. Bà con phải nhờ sự giúp sức của các lực lượng bộ đội. Nhưng nay, vấn đề này đã được giải quyết, máy gặt đập liên hợp đã hoạt động trên các cánh đồng lúa ở Giang Thành. Các phương tiện vận chuyển lúa, người mua lúa cũng đã vào tận ruộng.

Càng ra sát đường biên, những cánh đồng lúa càng trĩu hạt, lúa chín vàng ôm chặt lấy chân cột mốc, phủ lên đường biên giới. Vùng biên giới Giang Thành có thêm một vụ mùa bội thu, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Kết quả này có phần đóng góp không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ, nhất là những người lính mang quân hàm xanh.

Bài và ảnh: VIỆT TIẾN, TIẾN VINH


Hậu quả là khi trời mưa nước chảy vào nhà dân (ảnh) " - một bạn đọc báo tin.

Đến nay đường số 22 vẫn chưa thi công hoàn chỉnh. Ảnh: ĐV

Ông Nguyễn Văn Phước, cán bộ kinh tế UBND phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân), cho biết: Công trình nâng cấp tuyến đường trên được thực hiện theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong đó, Nhà nước đầu tư làm tuyến đường chính, các hộ dân đóng góp tiền nâng cấp các hẻm cho đồng bộ. Việc nâng cấp tuyến đường được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 đã gần hoàn thiện nhưng đến nay vẫn còn một hẻm chưa được nâng cấp vì một số hộ dân chưa đóng tiền. UBND phường sẽ vận động người dân đóng góp đủ để sớm hoàn thiện công trình. ĐÌNH VÂN

Cột điện "cụt chân". Cột điện này nằm ở đường Bi Đuop, khu phố Đăng Lèn, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Phần dưới của cột điện đã mục nát, phần trên có mớ dây điện treo lủng lẳng cực kỳ nguy hiểm. Đáng nói là cột điện chỉ cách Trường THPT bán trú LangBiang (thị trấn Lạc Dương) khoảng 80 m và đây lại là tuyến đường đi học của các em học sinh. NAM NGUYÊN


Chuẩn bị những "đạo cụ" này nhé:

- Than bùn

- Đất akadama (loại đất trồng cây bonsai)

- Cây trồng nhỏ: dương xỉ, cỏ rêu và các loại cây dây leo nhỏ khác

- Rêu khô, dây

- Kéo

Đến phần hành động này: >:D<

Bước 1:

- Đầu tiên, bạn lấy cây trồng ra khỏi túi và làm sạch đất bên ngoài bộ rễ cây.

Bước 2:

- Tiếp theo, trộn than bùn và đất akadama theo tỷ lệ 7:3 rồi vo thành viên tròn như thế này nhé!

Bước 3:

- Tùy thuộc độ lớn của bộ rễ cây trồng mà bạn nặn viên hỗn hợp đất akadama và than bùn cho phù hợp.

Bước 4:

- Giờ thì đặt rêu khô xung quanh bộ rễ cây và dùng dây cột chặt lại.

Bước 5:

- Tạo lỗ nhỏ vừa với bộ rễ cây trên viên đất (đã làm ở bước 2) rồi nhẹ nhàng đặt bộ rễ vào trong và nén thêm đất lên trên.

Bước 6:

- Cuối cùng, phủ rêu hoặc trồng cuốn thêm cây dây leo bên ngoài để bao phủ viên đất.

Lưu ý: Để duy trì độ ẩm cho cây, mỗi ngày bạn dùng bình xịt một lần vào sáng sớm là được vì đất akadama có khả năng giữ nước và không làm úng cây rất tốt đó!

Cùng chiêm ngưỡng thành quả nào!

Treo cây này ở cửa sổ phòng và tha hồ ngắm nhìn nhé!

Trồng hoa kiểu này cũng đẹp lắm í!

Bạn có thể treo hay đặt bàn tùy thích nghen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét