Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Phe duyet nhiem vu quy hoach huyen Ba Vi va Gia Lam

(HNM) - UBND TP vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000. Huyện Ba Vì nằm trong khu vực hành lang xanh, được định hướng khuyến khích phát triển du lịch, mô hình sản xuất trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp. Với một công trình dầu khí như H4 Tê Giác Trắng, ít ai dám tự tin cho rằng không cần tới chuyên gia nước ngoài. Ngay cả đơn vị chủ đầu tư là Hoàng Long JOC cũng đề xuất đơn vị tổng thầu là PVC – MS mời chuyên nước ngoài tư vấn và điều hành. Nhưng các kỹ sư ở đây nghĩ khác, đó là phát huy nội lực, đội ngũ người lao động của đơn vị có khả năng làm được. (HNM) - Đó là ý kiến của UBND TP Hà Nội đối với Bộ VH-TT&DL về tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM).


Khu vực làng xóm, dân cư nông thôn sẽ phát triển theo mô hình nông thôn mới. Mục tiêu của đồ án quy hoạch là cải tạo, dịch chuyển trung tâm các thị trấn ra xa các tuyến quốc lộ. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ba Vì khoảng 42.804ha, diện tích đất phát triển đô thị đến năm 2030 khoảng 2.000-2.200ha. Dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 295.000 người.

Trước đó, UBND TP đã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/5.000. Quy mô nghiên cứu quy hoạch 11.473ha, dân số khoảng 430.000 người, với mục tiêu cụ thể hóa Quy hoạch chung Thủ đô đã được phê duyệt. Theo đó, huyện Gia Lâm là đô thị cửa ngõ phía đông bắc Thủ đô. Dọc sông Hồng, sông Đuống là khu vực nông nghiệp, vành đai xanh...

Tu tin voi luc luong lao dong trong nuoc

"Cây nhà lá vườn"



Ông Hương cho biết, mời chuyên gia nước ngoài, họ đòi mức lương từ 900USD – 1.800USD/ngày, một ngày lương của họ bằng tháng lương của công nhân và kỹ sư của mình, đau lắm". Ai cũng biết là đau nhưng bao nhiêu năm nay, tiền của ngành dầu khí đổ cho chuyên gia nước ngoài không ít, đơn giản vì chúng ta chưa có đủ đội ngũ cán bộ quản lý dự án và kỹ sư đủ sức thực hiện các dự án công nghệ cao.

Để "cắt" cơn đau đó, PVC – MS đưa ra quyết định mạo hiểm, đó là "cây nhà lá vườn". Anh em kỹ sư tự phân tích, đánh giá, riêng công việc cắt, hàn, lắp ráp thì công nhân rất giỏi, thạo nghề vì đã thi công rất nhiều công trình.

Nhưng có hai phần việc rất mới là thử thủy lực và thiết kế vận hành thiết bị điện và tự động hóa trên giàn. Anh em tự tin là sẽ giải quyết được, thế là lãnh đạo duyệt. Kết quả là dự án được thi công đạt chất lượng, với hơn 1 triệu giờ làm an toàn, đặc biệt là rút ngắn thời gian thi công trên bờ 20 ngày so với kế hoạch đề ra. Một bất ngờ lớn làm kinh ngạc giới chuyên môn.

Lời lớn nhất là con người

Kỹ sư Phạm Đình Nhu - Giám đốc thi công H4 - cho biết có 500 kỹ sư, công nhân kỹ thuật thi công dự án này. Khi bắt tay vào làm, tổ chức, triển khai, suy nghĩ, tìm tòi mới thấy tự hào. Trong anh em có nhiều người rất giỏi. Bình thường không thấy được cái tài của họ, nhưng khi làm dự án khó khăn, đòi hỏi chất xám cao thì anh em mới có dịp thể hiện, bộc lộ khả năng sáng tạo.

Để rút ngắn 20 ngày thi công trên bờ là một nỗ lực ghê gớm, phải tổng hợp nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật và cải tiến tổ chức thi công mới đạt được.

Chính vì vậy, tại buổi lễ hạ thủy, ông Phùng Đình Thực - Chủ tịch HĐTV Petrovietnam - khẳng định, đây là cột mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của PVC-MS, đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng: Đảm bảo chất lượng quốc tế, tuyệt đối an toàn và vượt tiến độ.

Về sự thành công của dự án, Chủ tịch CĐ Nguyễn Văn Hương phân tích, ngoài lợi ích kinh tế, quan trọng nhất là đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật trưởng thành hơn rất nhiều. Đa số kỹ sư thuộc thế hệ 8X, còn rất trẻ, có khả năng tự học, tiếp cận được với công nghệ mới. Những dự án tương tự khác, đơn vị chắc chắn không cần phải thuê chuyên gia nước ngoài, anh em thừa sức làm. Cái lời lớn nhất chính là con người".

Được hỏi vì sao anh em tự tin làm một dự án xây dựng công trình dầu khí cho mỏ Tê Giác Trắng mà không cần chuyên gia nước ngoài, kỹ sư Phạm Đình Nhu trả lời rất tự tin: "Trí tuệ, tay nghề của NLĐ Việt Nam không thua ai, chỉ cần có niềm đam mê, có sự hỗ trợ, động viên và thu nhập tốt là anh em sẽ làm việc tốt, kể cả những việc rất khó, lâu nay phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài".

Theo kỹ sư Nhu, khi thực hiện dự án chỉ có đội ngũ kỹ sư trong nước, tính chủ động rất cao, có thể mạnh dạn triển khai các sáng kiến kỹ thuật. Chính vì vậy nên tiết kiệm được thời gian, hiệu quả cao.

PVC-MS: Tổ chức giải việt dã mừng Sinh nhật Bác. Ngày 19.5, nhân dịp kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cty CP kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí (PVC-MS) tổ chức giải việt dã PVC-MS lần thứ hai với sự tham gia của 550 VĐV trong toàn Cty. Ngoài các giải nhất, nhì, ba cho hai nhóm tuổi trên và dưới 36 tuổi, còn có 28 giải khuyến khích và hai giải cho hai VĐV nam và nữ cao tuổi nhất. Đặc biệt, cũng trong dịp này, công đoàn đơn vị đã quyên góp được 35 triệu đồng từ các VĐV để tặng cho trẻ em nghèo hiếu học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

L.T.P


(HNM) - Đó là ý kiến của UBND TP Hà Nội đối với Bộ VH-TT&DL về tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM).

Theo tiêu chí này, xã NTM phải có hệ thống nhà văn hóa, khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT&DL (tối thiểu 2.500m2) và 100% số thôn, bản có nhà văn hóa diện tích 500m2, khu thể thao 2.000m2. Từ tình hình triển khai thực tế cho thấy, việc xây dựng mới trung tâm văn hóa thể thao xã sẽ gây lãng phí, vì hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa xã không cao và không phải xã nào cũng có nhu cầu xây dựng trung tâm thể thao. Do đó, việc đầu tư xây dựng trung tâm thể thao đủ điều kiện ở các xã cần được xem xét, cân nhắc, lựa chọn về địa điểm, quy mô cho hợp lý, tránh lãng phí. Đối với nhà văn hóa thôn, quy mô diện tích 500m2 là phù hợp, nhưng khu thể thao thôn 2.000m2 là chưa phù hợp vì hầu hết nhà văn hóa các thôn đã bao gồm hệ thống sân chơi thể thao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét